Không ai có thể phủ nhận tầm quan trọng của môi trường giáo dục đại học đối với sự phát triển của mỗi con người. Tuy nhiên, trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay, trung cấp nghề cũng là sự lựa chọn vô cùng khôn ngoan và phù hợp. Vậy, nên học trung cấp hay đại học?
Quan trọng là bạn hiểu đúng khả năng bản thân, điều kiện kinh tế của gia đình cũng như nghề nghiệp bạn chọn. Rất nhiều cơ hội học tập, nghề nghiệp cũng như phát triển sự nghiệp bất kể là bạn học Trung cấp, cao đẳng hay đại học.
Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về trung cấp để từ đó, bạn có thể lựa chọn hướng đi đúng đắn cho tương lai.
Bậc đào tạo trung cấp là gì?
Trung cấp là một bậc giáo dục ở trình độ bậc 4 trong khung trình độ quốc gia Việt Nam, đứng sau cao đẳng (bậc 5), đại học (bậc 6). Với mục đích đào tạo nghề nghiệp cho học sinh, sinh viên có thể đi làm sớm.
Trung cấp chính quy, trung cấp nghề và trung cấp chuyên nghiệp có khác nhau không?
Trước đây, trung cấp có 2 dạng là trung cấp chuyên nghiệp (do Bộ Giáo dục và đào tạo quản lý) và trung cấp nghề (do Bộ LĐ TB & XH quản lý). Điều này gây ra nhiều khó khăn trong việc chọn trường của học sinh cũng như trong công tác quản lý.
Vì vậy, Luật giáo dục nghề nghiệp hiện hành thống nhất trung cấp chuyên nghiệp và trung cấp nghề gọi chung là TRUNG CẤP và do Bộ LĐ TB & XH quản lý.
Bên cạnh việc thống nhất về tên gọi và cơ quan quản lý, phương thức đào tạo của hệ trung cấp cũng có nhiều thay đổi.
Theo đó, hệ trung cấp sẽ nâng thời gian đào tạo thực hành và giảm tải thời gian học lý thuyết cho sinh viên, nhằm nâng cao chất lượng đầu ra cũng như giảm thiểu tình trạng thất nghiệp sau khi ra trường.
Điều kiện để học trung cấp nghề là gì?
Thí sinh dự tuyển vào trung cấp cần đạt đủ các điều kiện sau:
– Đã tốt nghiệp từ THCS, THPT trở lên tùy theo chương trình đào tạo của trường;
– Đạt các yêu cầu sơ tuyển của trường dự tuyển;
– Các điều kiện khác do hiệu trưởng các trường quy định.
Xem thêm: Bao nhiêu tuổi được phép học nghề?
Vì sao nên học trung cấp nghề?
Thời gian đào tạo ngắn
Với mục đích đào tạo nghề nghiệp cho sinh viên sớm đi làm, thời gian đào tạo trung cấp được rút ngắn rất nhiều so với cao đẳng, đại học. Tùy vào đối tượng xét tuyển thời gian đào tạo chỉ kéo dài từ 1 năm đến 2,5 năm.
Chú trọng thực hành trong đào tạo
Để đào tạo ra lực lượng lao động chất lượng trong thời gian ngắn như vậy, một trong những yếu tố quan trọng đó là CHÚ TRỌNG THỰC HÀNH TRONG ĐÀO TẠO.
Theo thông tư số 03/2017/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, chương trình đào tạo trung cấp phải đảm bảo tỷ lệ: lý thuyết 25% – 45% và thực hành 55% – 75%. Vì vậy, sau khi học trung cấp, học viên rất vững nghiệp vụ trong chuyên ngành đào tạo, có thể dễ dàng kiếm việc làm hoặc tự tạo việc làm cho bản thân.
Cơ hội việc làm rộng mở
Tỷ lệ thất nghiệp của các cử nhân đại học ở Việt Nam đang rất cao, nhưng tỷ lệ này ở bậc trung cấp là ít hơn rất nhiều. Thậm chí, có nhiều sinh viên đã tốt nghiệp đại học sẵn sàng từ bỏ tấm bằng đại học trong tay, chuyến hướng qua học nghề để dễ tìm việc làm và công việc ổn định hơn.
Sở dĩ xảy ra tình trạng này là do thực trạng “thừa thầy, thiếu thợ” của nguồn nhân lực. Các doanh nghiệp, công ty rất cần những “thợ” giỏi, có kỹ năng làm việc thực tế, mà điều này thì sinh viên trung cấp thường có nhiều lợi thế hơn.
Liên thông cao đẳng, đại học sau tốt nghiệp
Việc lựa chọn học trung cấp nghề hoàn toàn không làm gián đoạn con đường học vấn, từ bỏ giảng đường đại học mà đó là một hướng đi thông minh, phù hợp với điều kiện và mục tiêu học tập của mỗi cá nhân. Sau khi tốt nghiệp trung cấp, HS-SV có thể tiếp tục học liên thông lên cao đẳng, đại học để trao dồi thêm kiến thức và có cơ hội thăng tiến trong công việc.
Việc lựa chọn hướng đi này, sinh viên sẽ có rất nhiều lợi thế. Một trong số đó là KINH NGHIỆM LÀM VIỆC. Sau khi tốt nghiệp trung cấp, sinh viên có thể vừa đi làm, vừa học liên thông. Thời gian học liên thông từ trung cấp lên đại học là 2,5 – 3 năm thì đây cũng là thời gian kinh nghiệm sinh viên có được sau khi tốt nghiệp đại học.